Sau khi bọc răng sứ Zirconia có bị cộm không?
Chào bác sĩ! Tầm 2 tháng trở lại đây, em có đi bọc răng sứ Zirconia tại một nha khoa trong quận, gần nhà. Sau khi bọc răng sứ, em có cảm giác cộm cộm, khó chịu, em có trở lại bên nha khoa đó kiểm tra, nhưng người ta nói không có vấn đề gì, về đến nhà thì cảm giác cộm cứ tiếp tục làm em có chịu, thi thoảng cũng có đau nhức. Mong bác sĩ tư vấn giúp em, bọc răng sứ Zirconia có bị cộm không? Có trường hợp nào như em không? Làm gì để khắc phục? Em cảm ơn ạ! ( Minh Hằng, Đồng Nai)
Trả lời:
Bạn Minh Hằng thân mến! Cảm ơn sự tưởng của bạn vì đã gửi thư, chia sẽ các thắc mắc với chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể như sau:
Thường thì bọc răng sứ Zirconia không bị cộm. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị cộm do:
– Quy trình thực hiện không đảm bảo độ chuẩn xác, độ sát khít giữa cùi răng và mão sứ, nha sĩ thực hiện sai kỹ thuật.
– Với sự phát triển của ngành nha khoa thẩm mỹ như hiện nay, việc bọc răng sứ Zirconia được tiến hành một cách chuẩn xác, đảm bảo quy trình chuẩn. Nhưng một số trung tâm nha khoa vẫn áp dụng cách thức thông thường để lấy dấu hàm nên độ chuản xác chưa cao dẫn đến việc chế tạo mão sứ Zirconia lệch với kích thước của cùi răng, gây ra cảm giác cộm, thậm chí là đau nhức.
– Việc thăm khám tổng quát, điều trị những bệnh lý răng miệng trước khi mài răng và bọc mão sứ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Nếu như nha sĩ lơ là bước này cũng có thể gây cảm giác cộm, đau nhức sau một thời gian bọc sứ.
– Kỹ thuật mài cùi răng không chuẩn xác, răng bị mài không khớp với mão sứ cũng là một trong những nguyên nhân gây cộm sau khi bọc răng sứ.
Cách khắc phục:
Việc sau khi bọc răng sứ Zirconia bị cộm không chỉ khiến bạn khó chịu trong ăn uống, gây ảnh hưởng đến tinh thần và cá sinh hoạt hằng ngày mà còn có thể gây ra các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm, nhiễm, hôi miệng,vv...
Với các công nghệ hiện đại, tiên tiến ngày nay, bọc răng sứ bị cộm hoàn toàn có thể khắc phục được.
Để khắc phục được, bạn cần tìm đến một trung tâm nha khoa uy tín, thực hiện các kiểm tra bước đầu để xác định nguyên nhân gây cộm khó chịu.
Sau đó, nha sĩ sẽ tháo các mão răng sứ cũ, vệ sinh răng sạch sẽ, điều trị các bệnh răng miệng nếu có và tiến hành mài lại cùi răng nếu là lo lỗi mài răng. Trường hợp chế tác mão sứ không phù hợp với cùi răng thì bạn sẽ được tư vấn để làm lại mão sứ mới.
Lưu ý: Với các trung tâm nha khoa uy tín, bạn sẽ có một đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, được đào tạo, có y đức và trách nhiệm. Đảm bảo việc khắc phục răng sứ bị cộm của bạn được hiệu quả. Trả lại cho bạn cảm giác ăn nhai như bình thường và vẫn đảm bảo thẩm mỹ.
Những chia sẻ ở trên hy vọng bạn đã có được câu trả lời cho riêng mình. Chúc bạn sớm khắc phục được tình trạng cộm răng sứ hiện tại. Cảm ơn đã theo dõi!
TG: MT